Gãy xương đòn là một trong những chấn thương phổ biến. Xương đòn gãy do chấn động mạnh, có thể là tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và thể thao. Nếu chăm sóc đúng cách, gãy xương đòn nhanh chóng hồi phục và không để lại di chứng. Trong quá trình hồi phục, việc thực hiện các tư thế đứng, ngồi, nằm đúng rất quan trọng. Hãy cùng Hadimed tìm hiểu ngay tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn qua bài viết sau đây nhé.

Gãy xương đòn là gì?

Trong danh sách các chấn thương xương, gãy xương đòn chiếm tỷ lệ đáng kể, lên đến khoảng 2,6%. Đặc biệt, xương đòn, được gọi là xương quai xanh, mang trong mình một sự tinh tế độc đáo, nhờ đó trở thành nạn nhân dễ dàng của sự gãy vỡ.

Xương đòn, với hình dạng cong như chữ S và bề mặt mỏng dẹt, tạo nên một sự mềm dẻo đáng kinh ngạc. Một đầu của nó kết nối với xương ức thông qua một khớp linh hoạt, còn đầu kia liên kết với xương bả vai qua một khớp đòn đặc biệt, giúp xương cánh tay treo lơ lửng, thuận tiện kết nối với thân thể.

tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn
Gãy xương đòn là gì

Gãy xương đòn có thể phát sinh từ cả tác động trực tiếp và gián tiếp. Những lực tác động mạnh mẽ, khiến xương không thể chịu đựng, có thể gây gãy trực tiếp. Tuy nhiên, cũng có những tình huống chấn thương gián tiếp, khi áp lực vượt qua giới hạn của xương đòn, dẫn đến sự suy yếu và gãy vỡ.

Dấu hiệu gãy xương đòn 

Gãy xương đòn có thể dẫn đến những biểu hiện sau đây, giúp chúng ta nhận biết và xử lý kịp thời:

  • Xương đòn sẽ có vết bầm tím, sưng và gây đau. Cảm giác đau này sẽ gia tăng đáng kể khi bệnh nhân cố gắng di chuyển cánh tay.
  • Vùng vai có thể bị lún xuống hoặc có vẻ lồi lên do xương đòn bị gãy.
  • Cơn đau không ngừng tăng lên, gây cảm giác tê và châm chích trong tay của bệnh nhân.
tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn
Tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn
  • Dù sử dụng các loại thuốc giảm đau, nhưng không có hiệu quả trong việc giảm cơn đau cho bệnh nhân.
  • Vùng vai có thể bị biến dạng và xương có thể xâm nhập ra khỏi da. Trường hợp này đòi hỏi sự can thiệp y tế ngay lập tức để điều trị kịp thời.

Gãy xương đòn khi nào lành? 

Thời gian hồi phục của xương đòn sau gãy còn tùy thuộc vào kiểu gãy và mức độ nặng của chấn thương. Những trường hợp gãy mức độ nhẹ sẽ không cần phẫu thuật mà lành sau 4-6 tuần. Đối với những trường hợp gãy lớn hơn, gãy xương đòn thành nhiều mảnh cần cố định bằng phẫu thuật đi kèm nẹp và cần ít nhất 3 tháng để lành.

Ngoài ra, thời gian phục hồi nhanh hay chậm còn tùy vào độ tuổi, cách chăm sóc. Chẳng hạn, tốc độ lành thương của trẻ em nhanh hơn so với người lớn. Và những trường hợp chăm sóc tốt sẽ cải thiện nhanh hơn.

Trong quá trình chờ xương hồi phục, bệnh nhân nên hạn chế cầm, xách vật nặng để tránh làm trệ vai và gây di lệch xương. Mặc dù điều trị phẫu thuật có thể giúp liền xương nhanh hơn và một số bệnh nhân có thể cảm thấy chủ quan và muốn bắt đầu hoạt động sớm hơn, việc vận động quá sớm không được khuyến khích.

Việc tác động và tải lực quá mạnh có thể làm lỏng ốc vít và gây thất bại cho quá trình phẫu thuật. Vì vậy, bệnh nhân gãy xương đòn nên chờ khoảng 2-3 tháng sau phẫu thuật trước khi bắt đầu vận động.

Tóm lại, bệnh nhân gãy xương đòn nên tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, việc nằm đúng tư thế và điều chỉnh chế độ ăn uống giàu canxi, magie và vitamin cũng sẽ đóng góp vào quá trình liền xương.

Tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn

Ngủ trên lưng (nằm ngửa)

Ngủ trong tư thế nằm ngửa, hay còn được gọi là nằm trên lưng, là tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn tốt nhất cho những người bị gãy xương đòn. Tư thế này giúp phân bố trọng lượng cơ thể đều và duy trì độ cong tự nhiên của cột sống. Điều này làm giảm áp lực lên vai, cổ và ngực, không gây nén chặt lên các vùng này.

tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn
Tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn

Để tăng cường hỗ trợ, người thân hoặc bệnh nhân có thể đặt một chiếc gối nhỏ hoặc cuộn khăn dưới đầu gối. Điều này giúp duy trì tư thế trung tính của cột sống và ngăn ngừa đau lưng dưới.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể đặt một chiếc gối nhỏ hoặc cuộn khăn tay phía dưới vai để giảm áp lực lên cơ vai, dây chằng, gân và hỗ trợ giảm các triệu chứng của gãy xương đòn.

Ngủ nghiêng – Tư thế ngủ khi bị gãy xương đòn

Tư thế ngủ nghiêng có thể giúp điều chỉnh cột sống, hông và giảm áp lực lên đầu, vai và cổ. Đối với người bị gãy xương đòn, tư thế ngủ nghiêng về phía xương đòn đã lành và hướng xương đòn bị gãy lên phía trên là lựa chọn tốt. Tránh nằm đè lên xương đòn bị tổn thương, điều này có thể làm tăng cơn đau hoặc gây cản trở cho quá trình lành vết thương và lưu thông máu.

Bí quyết lựa chọn gối cho người bị gãy xương đòn

Bên cạnh tư thế ngủ như thế nào cho đúng, gối cũng là dụng cụ rất quan trọng cần được quan tâm. Việc chọn loại gối và đặt gối đúng sẽ  giúp người bị gãy xương cảm thấy dễ chịu và không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Những loại gối đặc biệt giúp hỗ trợ người bị gãy xương đòn: 

  • Gối du lịch tiện dụng: Gối du lịch được thiết kế với hình dạng chữ U, đầu cong về phía ngực hoặc ngả về phía vai khi bạn ngồi thẳng. Loại gối này giúp giảm căng thẳng lên vai gáy, ngăn ngừa đau vai gáy và hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi gãy xương đòn. Đặc biệt, nó còn rất thuận tiện khi mang theo khi đi du lịch.
  • Gối hỗ trợ cổ: Gối hỗ trợ cổ, hay còn được gọi là gối nâng đỡ đầu và cổ, giúp giảm áp lực lên vai và cổ, đồng thời cải thiện các triệu chứng liên quan đến gãy xương đòn. Đây là một giải pháp hiệu quả để đảm bảo tư thế thoải mái và hỗ trợ cho vùng cổ và vai trong quá trình phục hồi.
tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn
Tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn
  • Gối chêm đặc biệt: Gối chêm được thiết kế để hỗ trợ phần trên của cơ thể và giữ tư thế nghiêng khi ngủ. Nó giúp cải thiện đau vai gáy và ngăn ngừa các tác động tiêu cực liên quan đến gãy xương đòn. Gối chêm đặc biệt này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành vết thương.
  • Gối dài hỗ trợ: Khi ngủ nghiêng, việc sử dụng gối dài để ôm cơ thể có thể thúc đẩy sự liên kết khỏe mạnh và giúp cải thiện cơn đau từ gãy xương đòn hoặc đau vai gáy. Gối dài này tạo sự thoải mái và hỗ trợ trong việc duy trì tư thế ngủ phù hợp.

Cách điều trị gãy xương đòn 

Có 2 phương pháp điều trị gãy xương đòn là bảo tồn và phẫu thuật.

  • Phương pháp điều trị bảo tồn: Phương pháp này thích hợp cho những trường hợp gãy xương đòn không di lệch hoặc di lệch ít. Đặc biệt là đối với những người lớn tuổi, sức khỏe yếu hoặc mắc các bệnh nền khác như cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường. Các kỹ thuật điều trị bảo tồn phổ biến là treo tay và băng số 8. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm như xương có thể không trở về hình dạng ban đầu, gây khúc tại bờ vai làm vai ngắn lại và xương bả vai nhô cao, cũng như thời gian bất động kéo dài và nguy cơ không liền xương. Để giảm các biến chứng này, bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám trong quá trình điều trị.
tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn
Phương pháp điều trị gãy xương đòn
  • Phẫu thuật: Phương pháp này được cân nhắc cho những trường hợp đặc biệt, tùy thuộc vào đặc điểm của gãy xương và các tổn thương đi kèm, cũng như nhu cầu của bệnh nhân. Các trường hợp phẫu thuật bao gồm gãy xương quai xanh kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh hoặc nguy cơ chọc thủng màng phổi. Hoặc trường hợp bệnh nhân đang được điều trị bảo tồn nhưng có biến chứng chọc thủng da hoặc màng phổi, gãy hở cần phẫu thuật để cắt lọc vết thương và kết hợp xương. Hay các trường hợp gãy di lệch lớn, gãy nhiều tầng, chồng ngắn lớn, gãy nhiều mảnh, hoặc hai đầu xương gãy cách xa nhau. Phẫu thuật có thể khắc phục nhược điểm của phương pháp điều trị bảo tồn, tuy nhiên, chi phí cao và tăng nguy cơ để lại sẹo. 

Bị gãy xương đòn nên ăn gì và kiêng gì?

Gãy xương đòn ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục ở người bị gãy xương đòn. Vì vậy, trong thời gian lành thương, người bị gãy xương cần chú ý chọn những thực phẩm tốt cho xương, khớp:

  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi là thành phần trong xương khớp giúp xương khớp cứng chắc. Bổ sung canxi góp phần củng cố sự chắc khỏe và tái tạo, phục hồi nhanh chóng. Các thực phẩm giàu canxi: thịt, cá, trứng, sữa,…
  • Thực phẩm giàu magie: Magie cũng là thành phần có mặt trong xương và hỗ trợ canxi góp phần tạo  xương chắc khỏe. Cá trích, cá chép, cá tuyết, tôm, ngũ cốc, hạnh nhân, chuối,… giàu magie rất cần thiết cho người bị gãy xương đòn và các xương khác.
  • Thực phẩm giàu photpho: Photpho cũng là thành phần phối hợp với canxi giúp xương chắc khỏe.  Lòng đỏ trứng gà, trứng cá, yến mạch, hạt óc chó… giàu phôtpho tốt cho quá trình hồi phục của người bị gãy xương đòn.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là một thành phần có khả năng thúc đẩy vitamin D hấp thu canxi. Các loại cá biển, hải sản, ngũ cốc,… giàu kẽm giúp xương nhanh chóng hồi phục.

Bên cạnh các nhóm thực phẩm tốt cho xương, khớp, người bị gãy xương cũng cần xây dựng chế độ ăn đa dạng thực phẩm, giàu dưỡng chất và cân đối các thành phần. Điều này vừa thúc đẩy sức khỏe tốt vừa giúp xương hồi phục nhanh chóng.

tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn
Bị gãy xương đòn nên ăn gì và kiêng gì

Gãy xương đòn kiêng ăn gì?

Mặc dù khuyên người bị gãy xương ăn đa dạng thực phẩm nhưng trong quá trình hồi phục, nhưng vẫn cần tránh một số thực phẩm không tốt trong khi hồi phục.

Người bị gãy xương đòn cần hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, vì chúng có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi và ảnh hưởng đến quá trình lành xương. Việc sử dụng quá nhiều chất kích thích se không chỉ làm chậm quá trình liền xương mà còn không tốt cho sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Đồng thời, người gãy xương cũng cần hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ để hạn chế tình trạng viêm, sưng. Mặc khác, các thức ăn nhiều dầu mỡ cũng làm giảm hấp thụ canxi cho cơ thể bởi chất béo sẽ kết hợp với canxi tạo nên một dạng chất bọt không hấp thụ và bị thải ra ngoài.

Tóm lại, khi bị gãy xương đòn, ngoài việc can thiệp điều trị, duy trì tư thế đúng thì người bị cũng nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng.

Có tập tạ, tập gym khi gãy xương đòn không?

Khi bị gãy xương đòn, bác sĩ khuyên không nên cử động hay vận động mạnh, trong khi đó, tập gym và tập tạ là những bài tập cần tác động lực nhiều. Vì thế, người bị gãy xương đòn cần hiểu rằng việc tập tạ và tập gym có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và liền xương. Xương đòn chịu trách nhiệm gắn cánh tay vào phần thân, do đó khi bị gãy, khả năng vận động của cánh tay bị hạn chế và yếu đi. Điều này đòi hỏi người bị gãy xương đòn cần hạn chế hoạt động vận động, bao gồm cả các hoạt động tập luyện trước đây như tập tạ và tập gym.

Trong suốt quá trình phục hồi, người bị gãy xương đòn được bác sĩ khuyên cử động nhẹ nhàng, không làm việc nặng nhọc. Người bị gãy xương chỉ có thể luyện tập lại khi bác sĩ cho phép. 

tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn
Có tập tạ tập gym khi gãy xương đòn không

Hy vọng, với bài viết về tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn mà Hadimed vừa chia sẻ, mọi người có thêm nhiều thông tin hữu ích dành cho mình. Để hiểu hơn về thông số kỹ thuật, cách dùng các thiết bị phục hồi chức năng cho cơ, xương khớp, hãy liên hệ ngay Hadimed lắng nghe tư vấn chi tiết nhé. 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ HADIMED