Nội dung
- 1 Chữa giãn tĩnh mạch tại nhà vô cùng đơn giản
- 2 Suy tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) có tỷ lệ mắc bệnh rất cao, đặc biệt ở phụ nữ
- 2.0.1 1. Nâng cao chân có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của tĩnh mạch giãn và sưng chân nếu bạn phát hiện ở các giai đoạn sớm. Để điều trị có hiệu quả, bạn cần phải nâng chân cao hơn tim. Cố gắng giữ chúng ở vị trí này trong ít nhất 20 phút, làm 3-4 lần một ngày. Có thể kết hợp thành bài tập “eo thon bụng phẳng” hằng ngày – 1 mũi tên trúng 2 đích
- 2.0.2
- 2.0.3 2. Đeo tất hỗ trợ đàn hồi trong ngày có thể hữu ích hơn bất kỳ cách điều trị tại nhà nào khác.
- 2.0.4 3. Massage nhẹ nhàng:
- 2.0.5 4. Ăn kiêng và kiểm soát cân nặng:
- 2.0.6 5. Thay đổi lối sống của bạn có thể làm giảm sự khó chịu mà giãn tĩnh mạch gây ra.
Chữa giãn tĩnh mạch tại nhà vô cùng đơn giản
Giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính) là hiện tượng các tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da.
Suy giãn tĩnh mạch tiến triển qua đừng giai đoạn, nhẹ nhất là hiện tượng đau, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, vọp bẻ, chuột rút vào buổi tối. Nặng hơn, vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da gây cảm giác nặng, đau nhức chân. Ở giai đoạn cuối cùng, bệnh gây viêm sưng, rất khó đi lại, đôi khi còn dẫn đến tình trạng loét chân, cắt cụt chi.
Suy tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) có tỷ lệ mắc bệnh rất cao, đặc biệt ở phụ nữ
Trên thực tế suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh mãn tính không thể tự chữa khỏi. Chính vì vậy, để điều trị hiệu quả và ngăn không cho bệnh bị biến chứng nặng, các chị em phụ nữ cần lưu ý ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh (như đau, sưng, nặng chân vào cuối ngày hay đứng lâu; chuột rút ban đêm), hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bạn nên chủ động tầm soát và điều trị sớm ngay khi có dấu hiệu về suy giãn tĩnh mạch.
Bạn có thể áp dụng 1 số cách chữa vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả, có thể áp dụng tại nhà hoặc văn phòng làm việc
1. Nâng cao chân có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của tĩnh mạch giãn và sưng chân nếu bạn phát hiện ở các giai đoạn sớm. Để điều trị có hiệu quả, bạn cần phải nâng chân cao hơn tim. Cố gắng giữ chúng ở vị trí này trong ít nhất 20 phút, làm 3-4 lần một ngày. Có thể kết hợp thành bài tập “eo thon bụng phẳng” hằng ngày – 1 mũi tên trúng 2 đích
Tập luyện bài tập nâng cao chân hơn tim ít nhất 20 phút, 3/4 lần/ngày
2. Đeo tất hỗ trợ đàn hồi trong ngày có thể hữu ích hơn bất kỳ cách điều trị tại nhà nào khác.
Tất da đàn hồi này nén các tĩnh mạch và ngăn ngừa máu chảy ngược trở lại. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tất đàn hồi có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa sưng chân. Những người đi du lịch nhiều hay phải đứng cả ngày nên dùng tất để giảm sưng hoặc khó chịu. Bạn có thể dễ dàng tìm mua nhiều loại tất vớ điều trị giãn tĩnh mạch tại các cửa hàng dụng cụ thiết bị y tế. Tham khảo TẠI ĐÂY
3. Massage nhẹ nhàng:
Massage giúp việc lưu thông máu tốt hơn, đặc biệt là ở chân của bạn. Kỹ thuật xoa bóp tĩnh mạch nhẹ nhàng, tránh áp lực lên trên tĩnh mạch. Sử dụng áp lực lòng bàn tay nhẹ nhàng xoa bóp và di chuyển từ gót chân đến bụng chân. Nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu, ngừng massage và nâng chân của bạn lên.
Bên cạnh sử dụng phương pháp massage trực tiếp, bạn có thể sử dụng các loại máy điều trị nén ép – xoa bóp bằng áp lực hơi. Nguyên lý hoạt động kích thích co cơ và thư giãn bởi sự bơm căng và xẹp xuống của khoang khí do đó thúc đẩy tuần hoàn của hệ thống tĩnh mạch và bạch huyết. Hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện, hay phòng khám tư nhân đều có trang bị loại máy này. Hơn nữa, hiện nay trên thị trường cũng có cung cấp đa dạng các loại máy nén ép trị liệu, xuất xứ Hàn Quốc hoặc Trung Quốc, sử dụng đơn giản, giá thành hợp lý, phù hợp cho chị em sử dụng tại nhà. Tham khảo TẠI ĐÂY
Máy nén ép hỗ trợ điều trị bệnh giãn tĩnh mạch hiệu quả
4. Ăn kiêng và kiểm soát cân nặng:
Giống như tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống là câu trả lời cho nhiều vấn đề về sức khoẻ.Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C, là những nguồn cung cấp chất chống oxy hoá tuyệt vời cho cơ thể. Vitamin C là cần thiết để sản xuất collagen và elastin để giữ tĩnh mạch của bạn khỏe mạnh. Đừng quên những thực phẩm giàu chất xơ vì chúng giúp ngăn táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch của bạn. Ăn nhiều yến mạch, hạt lanh, đậu Hà Lan, táo, và ngũ cốc.
5. Thay đổi lối sống của bạn có thể làm giảm sự khó chịu mà giãn tĩnh mạch gây ra.
Tránh đứng hoặc ngồi làm việc trong thời gian dài. Thay đổi vị trí của bạn thường xuyên hơn để lưu lượng máu không bị giảm. Cố gắng đứng dậy và tập các bài tập ngắn nếu có thể.
Tags: bệnh giãn tĩnh mạch, bệnh suy tĩnh mạch, chữa giãn tĩnh mạch, điều trị bệnh giãn tĩnh mạch, máy nén ép, máy xoa bóp, máy xoa bóp áp lực hơi, máy xoa bóp tuần hoàn khí