BÍ QUYẾT NGÂM CHÂN CHỮA MẤT NGỦ – TINH HOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

Mất ngủ là bệnh lí thường gặp ở nhiều người hiện nay, mất ngủ có nhiều yếu tố tác động chẳng hạn như: Căng thẳng, stress kéo dài trong nhiều ngày, do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, chế độ ăn uống, sinh hoạt không đúng đắn… Khi mất ngủ xuất hiện người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, mất tập trung, người lừ đừ…

Để khắc phục tình trạng trên đa số nhiều người bệnh tìm đến các loại thuốc trấn tĩnh, an thần từ tây y nhưng kết quả chỉ tức thời còn về lâu dài lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm làm bệnh trở nên tồi tệ thêm.

Vì vậy có nhiều người tìm đến y học cổ truyền, với các phương pháp chữa mất ngủ an toàn, không tác dụng phụ. Một trong số đó là ngâm chân với thảo dược – rất hiệu quả và được sử dụng rộng rãi.

Phương pháp chữa mất ngủ bằng cách ngâm chân trong đông y gọi là “dược dục liệu pháp”.

Nghiên cứu cho thấy đôi chân của chúng ta có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với hệ thần kinh trung khu đại não, đồng thời chúng cũng có mối liên hệ chặt chẽ tới từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể. Chính vì thế, việc dùng nước để ngâm chân sẽ tạo ra kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, thư giãn cho chân và não điều này sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Đây là 1 phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, chi phí rẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm sau để việc ngâm chân được đúng cách và mang lại hiệu quả cao nhất

  1. Dụng cụ ngâm chân

Có nhiều loại chất liệu chậu ngâm như: nhựa, nhôm, sứ, … Tuy nhiên nên sử dụng chậu ngâm bằng chất liệu gỗ, vì đây là chất liệu hoàn toàn tự nhiên, an toàn với nhiệt độ cao và các loại thảo dược ngâm chân nếu có. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chậu gỗ ngâm chân sản xuất trong nước, giá thành rẻ, chất lượng bền đẹp. Nên chọn chậu làm từ gỗ thông hoặc gỗ pơ mu cao cấp, được sơn bóng, được ghép mộng chắc chắn.

  

Có thể chọn loại chậu đáy trơn, hoặc chậu có hạt massage, có tác dụng massage, kích thích huyệt đạo dưới lòng bàn chân.

Tham khảo địa chỉ mua chậu gỗ ngâm chân chất lượng TẠI ĐÂY

  1. Nước ngâm chân

+ Sử dụng nước ấm: Nước ngâm chân là nước sạch, đem đun nóng ở nhiệt độ từ 50-60 độ C sau đó cho vào thau bằng gỗ rồi ngâm cả hai chân vào.

+ Ngâm chân bằng nước gừng: Gừng đem rửa sạch, để nguyên vỏ và đập dập, tiếp theo bạn cho nước vào nồi đun sôi rồi cho muối và gừng đập dập vào nấu cùng khoảng 5-7 phút để muối tan ra và tinh chất gừng ra hết nước. Để nước nguội khoảng 50-60 độ , sờ thử tay vào thấy chịu được là có thể dùng ngâm chân được.

+ Ngâm chân bằng nước quế: Ngoài tác dụng khử mùi hôi ở chân ra, việc sử dụng nguyên liệu quế làm nước thuốc để ngâm chân có tác dụng chữa mất ngủ hiệu quả cao. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần dùng 50g quế khô, giã nát sau đó nấu nước sôi rồi cho lượng quế vừa giả vào. Cuối cùng là tắt bếp chờ nước ấm rồi ngâm chân.

  1. Tư thế ngâm chân

Để có một tư thế ngâm chân đúng, tối ưu hiệu quả, Bạn cần phải ngồi thẳng người, cởi bỏ tất cả giầy, tất sang một bên sau đó vệ sinh sạch đôi chân bằng nước lạnh trước khi ngâm. Khi rửa chân xong, bạn đặt hai bàn chân vào chậu ngâm tiến hành ngâm, cơ thể thả lỏng nhẹ nhàng. Trong quá trình ngâm bạn nên massage lòng bàn chân, cổ chân và bắp chân theo chiều từ dưới lên trên, nhằm tác dụng đẩy máu lưu thông khí huyết.

  1. Thời điểm ngâm chân chữa mất ngủ:

Ngâm trong nước ấm với nhiệt độ phù hợp ( từ 38-44 độ C), ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ (nên ngâm từ 19h00-20h00 vì đây là lúc thận hoạt động mạnh nhất). Bạn chỉ cần dành khoảng thời gian từ 20-25 phút để thực hiện thao tác này mỗi tuần 3-4 lần sẽ mang lại kết quả nhanh chóng sau 2-3 tuần áp dụng.

Những điều cần lưu ý khi ngâm chân trị mất ngủ

Sau đây là một lưu ý bạn cần ghi nhớ khi sử dụng phương pháp ngâm chân:

  • Trong vòng 30 phút kể từ sau khi ăn, bạn không được ngâm chân. Điều này có thể hiểu là do lúc này, máu đang tập trung cho quá trình co bóp thức ăn ở dạ dày. Nếu ngâm chân thì máu lại phải tham gia vào quá trình chuyển hóa xuống bàn chân, sẽ ảnh hưởng dạ dày cũng như hệ tiêu hóa. Do đó, ngâm chân phải ít nhất 1 tiếng sau khi ăn.
  • Nhiệt độ ngâm chân phải phù hợp, nên là 50 độ C. Việc nước quá nóng vừa có thể khiến bạn bị bỏng, vừa làm ảnh hưởng đến các mạch máu. Quá trình lưu thông máu sẽ bị gián đoạn, sức khỏe cũng bị gây hại.
  • 15-20 phút cho một lần ngâm chân là thích hợp. Ngâm chân quá lâu sẽ gây tổn hại cho tim và não, vì máu chủ yếu tập trung đến các hai chân, tuần hoàn máu không đều. Đồng thời ngâm chân quá lâu còn thể bị ” nước ăn chân”, lở loét.
  • Sau khi ngâm chân xong, bạn nên massage chân nhẹ nhàng, sau đó mang tất ấm vào, chứ không nên đi ngủ ngay.