Hiểu hơn về sóng xung kích
Sóng xung kích là sóng âm có áp lực biến đổi đột ngột, biên độ lớn và ngắt quãng. Khác với sóng siêu âm là dao động tuần hoàn với độ rộng xung hạn chế thì sóng xung kích có biên độ áp suất rộng đặc biệt, tạo thuận lợi cho sóng được hấp thu vào môi trường cơ thể tốt hơn. Hiện nay, sóng xung kích được nhiều bệnh viện, trung tâm vật lý trị liệu trên thế giới sử dụng điều trị các bệnh về cơ xương khớp.
Trong y học có 2 dạng sóng xung kích:
- Sóng xung kích phân kỳ: Năng lượng sóng theo dạng tỏa tròn, khả năng xuyên thấu thấp. Vì thế, loại sóng này phù hợp điều trị các tổn thương mô bên ngoài.
- Sóng xung kích hội tụ: Năng lượng được tập trung tại một điểm và có khả năng xuyên thấu cao.
Sóng xung kích tác động đến mô, điểm đau trên cơ thể, đem đến nhiều lợi ích:
- Thúc đẩy quá trình lành vết thương, tái tạo xương, gân và các mô mềm khác.
- Thúc đẩy quá trình phục hồi mô, tế bào
- Giảm đau và khôi phục khả năng vận động
- Tăng cường trao đổi chất, cung cấp dinh dưỡng nuôi các mô, gân, xương
- Kích thích sản xuất collagen cho quá trình phục hồi các tổn thương ở cơ, dây chằng, da nhanh chóng.
- Giảm đau, phù nề, viêm
- Điều trị các cơn đau mãn tính ở cổ, vai, lưng,…